Ok, tiếp tục chủ đề "chuẩn bị mang thai" lần trước - mình nói về
những thành phần nên tránh trong mỹ phẩm dưỡng da (mặt), ngày hôm nay
mình sẽ nói đến một "truyền thuyết" đã được lưu truyền và được nhiều mẹ
bầu (trong đó có cả mình) rất tin tưởng đó là
.
Thật ra thì cái "truyền thuyết" này nó không phải là không có lý do để tin. Mọi người cứ thử nghĩ mà xem: các lọ thuốc nhuộm tóc và sơn móng tay thường có mùi khá hắc và nồng, mới ngửi đã thấy rất ghê, nói chi đến việc sử dụng nó - mà là sử dụng trong giai đoạn mang thai 9 tháng 10 ngày vô cùng thiêng liêng và quan trọng?!?
Tuy
nhiên, chúng ta cũng nên lật lại vấn đề: có rất nhiều chị em làm việc
trong môi trường hóa chất độc hại ở các tiệm hair salon, nails salon...
nhưng họ vẫn có thai kì khỏe mạnh, em bé vẫn phát triển bình thường...
Vậy nhuộm tóc và sơn móng tay trong giai đoạn mang thai có hại thật hay không?!?
Nail Polish & Nail Polish Remover
Để dễ theo dõi hơn, tương tự như phần 1, mình sẽ kẻ bảng để các bạn dễ phân biệt :)
Một điều mình cảm thấy rất thắc mắc là khi theo dõi các Pregnancy Vlog của các bạn Vloggers trên Youtube, hầu như tất cả đầu sơn móng tay một cách thoải mái và không hề "quan ngại sâu sắc" như các mẹ bầu ở Việt Nam. Việc sơn móng tay và làm đẹp đôi bàn tay ở nước ngoài được coi là tối quan trọng, và việc sử dụng sơn móng tay cũng như dung dịch tẩy nước sơn móng tay là hoàn toàn bình thường và không có gì phải đáng ngại hết cả.
Tất nhiên, trong đó vẫn có một số chất "được cho là" đáng ngại khi sử dụng trong thời gian mang thai. Gồm:
Tên thành phần
|
Sản phẩm chứa thành phần
|
Tác dụng trong sản phẩm
|
Tác hại của thành phần
|
Sự thật là…
|
Formaldehyde
|
Sơn móng tay
|
Làm cứng móng tay
|
Khi ngửi một nồng độ lớn Formaldehyde sẽ khiến cho mắt, mũi, cổ họng
và phổi của chúng ta bị kích ứng. Nguy cơ bị ung thư là rất cao nếu tiếp xúc
trực tiếp với chất này trong một thời gian dài…
|
Formaldehyde rất dễ bị trung hòa khi đi vào trong cơ thể - vì vậy khả
năng thai nhi bị nhiễm Formaldehyde là rất thấp.
Thêm vào đó, nồng độ Formaldehyde trong các lọ sơn móng tay (tại
Vương Quốc Anh) được kiểm nghiệm để sử dụng dưới 0,2% trong các sản phẩm. Nồng
độ này được cho là không hề nguy hiểm tới sức khỏe của con người.
|
Toluene
|
Sơn móng tay
|
Giúp màu móng tay lên bóng hơn
|
Tương tự như Formaldehyde, khi tiếp xúc trực tiếp với Toluene trong một
thời gian dài và có nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi – chất này lại
được nhiều bác sĩ khuyến cáo hơn là Formaldehyde, đồng thời gây ra dị ứng ở mắt,
mũi, cổ họng và phổi.
|
Nên tránh
|
Acetone
|
Nước tẩy sơn móng tay
|
Hiển nhiên là để “đánh bay” màu sơn móng tay cũ rồi :)
|
Khi tiếp xúc trực tiếp với một lượng lớn Acetone có thể dẫn đến gây hại
đến thai nhi…
|
Sự thực thì liều lượng Acetone trong các sản phẩm tẩy móng tay là rất
nhỏ, khả năng nó gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng là rất ít, kể cả khi bạn
tiếp xúc với nước tẩy sơn móng tay hằng ngày.
Lượng Acetone có trong sản phẩm
có nồng độ không hề cao, chỉ giống như hàm lượng chất đó có tương tự trong cơ
thể chúng ta mà thôi.
|
Phương án giải quyết
|
Có một số các phương án giải quyết sau mà mọi người nên tham khảo – lời
khuyên của mình là nên tránh hai thành phần Folmadehyde và Toluene, cẩn tắc vô áy náy:
- Sử dụng sơn móng tay có chứa các nhãn “three-free”, hoặc “five-free”.
Trong đó: “three-free” là các lọ sơn móng tay không chứa formaldehyde,
toluene và dibutyl phthalate; “five-free” là các lọ sơn móng tay không chứa formaldehyde,
toluene, dibutyl phthalate, camphor và nhựa tổng hợp formaldehyde.
Hiện tại đã có các lọ sơn móng tay có đến “seven-free” hoặc “all free” để
chúng ta yên tâm dung khi mang thai.
- Trong trường hợp bạn vẫn muốn sử dụng các lọ sơn móng tay có chứa
hai chất trên, hoặc không thể tìm được các lọ sơn móng tay có nhãn “three-free”
và “five-free”… bạn vẫn có thể sử dụng sơn móng tay nhưng hạn chế 1 lần/tuần
là tối đa.
- Sơn móng tay trong phòng thoáng khí để mùi của sản phẩm bay nhanh
- Để móng tay khô tự nhiên. KHÔNG THỔI BẰNG MỒM ĐỂ MÓNG TAY NHANH KHÔ.
- Nếu vẫn lo lắng về vấn đề nước tẩy sơn móng tay, bạn có thể sử dụng
các loại nước tẩy có đề “acetone-free”
- Sau khi sử dụng nước tẩy cho sơn móng tay, nên rửa tay lại bằng nước
sạch và xà phòng để loại bỏ mọi chất hóa học có thể còn lưu lại trên tay
|
Sản phẩm tham khảo
|
Một số cái tên nổi bật hay được
mẹ bầu nước ngoài tin tưởng dùng là: Scotch Naturals, Butter London, Deborah Lippmann, L'oreal, Revlon…
|
(Nguồn tham khảo: http://www.babycentre.co.uk)
Dying hair during Pregnancy
Khoa học được phép thí nghiệm trên phụ nữ mang thai, vì vậy rất hiếm có một nghiên cứu nào có thể khẳng định được rằng chất này hoặc chất kia có thể gây nguy hại cho thai nhi và phụ nữ mang thai. Tất cả chỉ dựa trên kết quả thí nghiệm trên người bình thường.
Mặc dù những nghiên cứu về việc nhuộm tóc có hại cho thai nhi và phụ nữ mang thai còn rất ít, nhưng đa phần đều khẳng định rằng những thành phần có trong thuốc nhuộm tóc rất khó có khả năng gây hại cho sự phát triển của em bé ở trong bụng lẫn sức khỏe của bà mẹ mang thai, tính cả trường hợp một số chất có khả năng thâm nhập vào cơ thể người sử dụng.
Mặc dù vậy, để chắc chắn và đảm bảo an toàn nhất, cũng có một số lời khuyên được đưa ra cho mẹ bầu nếu muốn nhuộm tóc trong giai đoạn mang thai:
- Hãy chờ bước qua 3 tháng đầu của thai kì trọn vẹn (tam cá nguyệt thứ nhất) hãy cân nhắc việc nhuộm tóc - rất nhiều tài liệu mình đọc và tham khảo đều lưu ý điểm này nên các bạn cần đặc biệt chú trọng nếu muốn nhuộm tóc trong khi mang bầu!
- Chắc chắn rằng việc nhuộm tóc được thực hiện trong một khu vực thông thoáng
- Đeo găng tay khi nhuộm (với điều kiện tự nhuộm ở nhà)
- Cẩn thận làm theo các hướng dẫn trên bao bì
- Kiểm tra khả năng kích ứng với sản phẩm trước khi tiến hành nhuộm (có thể là trộn một ít sản phẩm rồi bôi phần sau gáy)
- Không để các hóa chất lưu lại trên tóc dài hơn thời gian quy định trong hướng dẫn sử dụng sản phẩm nhuộm
- Rửa sạch da đầu thật kĩ sau khi nhuộm
- Nếu vẫn còn sợ hãi, bạn có thể nhuộm phần ngọn tóc, và tránh phần chân tóc và phần da đầu. KHÔNG nhuộm lông mi, lông mày vì dễ gây kích ứng, nhiễm trùng và đau mắt.
Một điểm nữa đó là khi mang thai thì cấu trúc tóc có thể sẽ thay đổi (do thay đổi nội tiết tố trong người - ví dụ như mình thì khi mang bầu cảm giác tóc dầu và dễ bết hơn so với bình thường), ngoài ra sau khi đẻ xong em bé trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm tóc sẽ rụng
rất nhiều (rất nhiều đấy) vì vậy việc nhuộm tóc
mình thực sự không khuyến khích mọi người làm khi mang bầu (mặc dù không hề nguy hiểm) mà nên chú trọng vào việc dưỡng tóc nhiều hơn để giảm thiểu khả năng rụng tóc sau sinh.
Hiện tượng rụng tóc sau sinh là hoàn toàn bình thường, không có gì phải quan ngại. Bạn chỉ cần chú trọng chăm sóc tóc đúng cách, tóc sẽ khỏe trở lại.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tự tin hơn với những "truyền thuyết" không có căn cứ khoa học đang được lan truyền nhiều năm nay với các mẹ bầu.
Nhớ nhé: bầu là phải đẹp, phải tự tin!
Thân,